Kinh nghiệm phượt Bắc Nam – Phần 8: Hạ Long – Sa Pa

Tóm tắt Kinh nghiệm phượt Bắc Nam – Phần 8: Hạ Long – Sa Pa

  • 570k xăng, 35k trạm, 210k cao tốc, 300k cao tốc, 10k trạm.
  • 600k khách sạn Freesia, 06A Vườn Treo, TT. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai.
  • 415k nhà hàng Già Bản, 421, Điện Biên Phủ, Thị trấn Sapa.

Chi tiết đầy đủ Hành trình Bắc Nam vào cuối tháng 7 năm 2020

Đọc chi tiết Kinh nghiệm phượt Bắc Nam – Phần 7: Thăm Vịnh Hạ Long

Hotline: +84 938 3143 86

Mỗi ngày trong chuyến đi luôn để lại nhiều ấn tượng. Sau khi thăm Vịnh Hạ Long, tụi mình lên đường đi Sa Pa từ sớm. Đường lên Sa Pa từ Hạ Long tuy xa nhưng mà dễ chạy và cảnh rất đẹp. Hầu như là chạy đường cao tốc, bên trái bên phải là núi và rừng, thỉnh thoảng có khu dân cư. Khi tới thị xã Lào Cai thì tụi mình không vào, mà quyết định chạy thẳng lên Sa Pa. Từ đây, nhiều điều mới lạ xuất hiện và bạn sẽ cảm thấy như đang đi trên đường lên trời.

Đoạn đường khoảng 30 km, chồng mình chưa đi đường đèo lần nào, nên chạy khá chậm, các bé thì bị nôn vì liên tục lên xuống, quanh qua lượn lại. Đường đi một bên là núi, một bên là vực thẳm. Nhưng không phải là vực thẳm thường đâu nha, mà nó mở ra một khung trời mới, với hàng loạt khuôn hình tuyệt mỹ. Ruộng bậc thang xanh ngắt thật là hút mắt. Thực sự là chỉ mới xem ảnh ruộng bậc thang chứ chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt. Không khí rất trong lành. Người ở Sài Gòn như mình luôn có nỗi khao khát đến nhưng nơi không khí sạch. Mùi cây cỏ, mùi núi đồi được mình hít sâu vào phổi. Thật thơm, thật mát, thật chill. Đặc biệt, càng lên cao thì càng lạnh, lên tới đỉnh thì cũng khoảng 20 độ. Trên đường đi, mình thấy nhiều cảnh lạ như người dân tộc đi rừng đem theo một gùi mây đựng đủ thứ, cải mèo được trồng trên đường, người địa phương bán măng rừng, khu chợ nhỏ xíu với 10 người bán, trẻ con đi theo mẹ ngồi chơi, khu nhà đơn sơ của người dân tộc cheo leo sát vực, mấy con gà, con chó chạy trên đường.

Đến nơi thì trời đã về chiều, tụi mình vào khách sạn Freesia 4 sao ở gần hồ Sa Pa. Khách sạn có hồ bơi ngoài trời nhưng được bao bọc bởi tường và mái tạm để khách có thể bơi khi trời lạnh. Chỗ đậu xe tạm được, nội thất ổn lắm, có cả nhà hàng. Tụi mình tắm rửa xong rồi đi lượn lờ một vòng. Thực ra Sa Pa không quá rộng nên chạy vài vòng là hết. Khu quanh hồ đẹp dịu dàng, khu quanh nhà thờ đá khá nhộn nhịp. San sát là nhiều khách sạn, khu chợ đặc sản, nhà hàng, quán ăn, tiệm đồ lưu niệm. Khách du lịch và hàng rong ở khắp mọi nơi tạo nên không khí vô cùng nhộn nhịp. Điều mình không ngờ là các con hẻm không chỉ khá nhỏ, mà còn có độ dốc lên xuống, nhiều chỗ đang xây dựng nữa. Xe máy đi thì ổn, còn xe ô tô thì hơi vất vả. Khách sạn Sun Plaza khá sang chảnh, giá cũng hợp lý, tầm 1 triệu, nằm ngay nhà thờ Đá, trung tâm vui chơi giải trí của thị trấn. Các khách sạn trong hẻm gần Sun Plaza rất nhiều.

Khách san Freesia

Khách san Freesia.

Nhìn từ ban công khách san Freesia

Nhìn từ ban công khách san Freesia.

Đi đến đâu bạn cũng nhận được lời chào mời vào ăn uống, ở khách sạn. Nghe nói là vào cuối tuần hoặc nghỉ lễ, đường xá chật như nêm và quán nào cũng đông kín. Mình đọc nhiều món ngon nơi đây, như lẩu cá hổi, cá tầm, thắng cố, cơm lam, gà đồi, thịt nướng, bánh hạt dẻ, hạt dẻ nướng, táo mèo. Có hàng loạt quán ăn nổi tiếng, tụi mình chọn quán Già Bản ở chợ đêm Sa Pa. Tại đây tụi mình chọn lẩu cá hồi, con cá tầm 1 ký thôi, thịt cá tươi ngon, nước lẩu cũng ổn. Cũng có khá nhiều người đến ăn đủ thứ các món. Lẩu này phù hợp với trẻ em cực kỳ, cá hồi mềm, nhúng lẩu nước sôi, nên các bé ăn được. Rau ở vùng lạnh có bắp cải, cải mèo, làm mình nhớ đến hồi ở Nga cũng chỉ có mấy thứ rau này vào mùa đông. Lúc đi Sa Pa, tụi mình vẫn chưa đi Đà Lạt nên lâu rồi mới có cảm giác ở xứ lạnh lần đầu tiên sau khi trở về Việt Nam từ Nga. Nồi lẩu to lắm, tụi mình yêu cầu đổi mì gói sang cơm cho con ăn dễ hơn. Cơm gạo nương tuy khô mà dễ ăn, hương thơm dễ chịu.

Nhà Thờ Đá Sa Pa

Nhà Thờ Đá Sa Pa.

Sau khi ăn no thì tụi mình đi dạo chợ đêm Sa Pa ngay sát bên nhà hàng. Khu vực này cũng khá sầm uất, với nhiều cửa hàng bán đồ dùng sinh hoạt cho dân địa phương. Mặc dù tối nhưng các cửa hàng vẫn còn mở cửa. Lúc nhìn thấy chỗ bán cá tầm, cá hồi sống mà mình ham quá, ước gì được mua chở về nhà. Họ nướng cá suối, gà bán ở khu chợ, nhìn khá hấp dẫn. Có một khu bán hạt dẻ rang, bánh hạt dẻ làm mùi thơm lan tỏa xung quanh. Nhà cửa san sát, diện tích nhỏ nhỏ. Chợ đêm ở ngoài trời lạnh, nhưng mình cảm thấy ấm áp dễ chịu hơn khi đi vào khu vực quầy hàng. Các hàng ăn nướng đủ loại xiên que, trứng gà, cơm lam, khoai, cá, gà, mùi thơm của thức ăn cộng với khói lan tỏa khắp nơi. Vì người chen người đi giữa hai hàng gian hàng nên đỡ lạnh như mình vừa nói. Ngoài đồ ăn, người ta bán cây thuốc khô, nấm khô, trà, bánh kẹo đặc sản, quần áo thổ cẩm cũng như các sản phẩm thời trang kiểu dân tộc. Người bán rất vui vẻ dễ thương, mời chào đon đả, không mua thì thôi họ còn cười đùa với mình.

Lẩu cá hồi ở nhà hàng Già Bản

Lẩu cá hồi ở nhà hàng Già Bản.

Chợ đêm Sa Pa

Chợ đêm Sa Pa.

Đồ nướng Chợ đêm Sa Pa

Đồ nướng Chợ đêm Sa Pa.

Hạt dẻ và táo đỏ Sa Pa

Hạt dẻ và táo đỏ Sa Pa.

Thổ cẩm Sa Pa.

Thổ cẩm Sa Pa.

Bánh hạt dẻ Sa Pa

Bánh hạt dẻ Sa Pa.

Tụi mình về khách sạn, cuộn tròn trong chăn mà ngủ. Đêm mơ về những điều tươi đẹp.

Sáng sớm ăn sáng buffet ở khách sạn này rất ổn nhé. Các món mình vừa ý là cháo cá hồi, bánh su kem, phở gà đồi, lạp xưởng, trứng gà nướng. Đồ ăn tươi ngon, sạch sẽ, nhà hàng đẹp. Nhân viên rất chuyên nghiệp, thân thiện, nhiều bạn còn giữ trẻ con giúp các gia đình trẻ nữa. Các bạn có nói hơi lo mất việc vì dịch bệnh khi mình hỏi tình hình kinh doanh thế nào.

Đọc tiếp Kinh nghiệm phượt Bắc Nam – Phần 9: Sa Pa – Bản Cát Cát – Fansipan

Hotline: +84 938 3143 86

Rate this post

Leave a Reply